Các Loại Hoá Chất
Hóa chất công nghiệp
Hóa chất nông nghiệp
Hóa chất ngành xi mạ
Hóa chất cơ bản
Hóa chất ngành cao su
Hóa chất ngành dệt nhuộm
Hóa chất ngành giấy, bao bì
Hóa chất ngành thủy tinh, gạch
Hóa ngành sản xuất chất giặt tẩy
Hóa chất ngành SX thức ăn gia súc
Hóa chất dung môi
Hóa chất ngành thủy sản
Phân bón
Hóa chất xử lý nước
HỔ TRỢ ONLINE
Mr.Thịnh:0916 942 342
Mr.Tuấn:0935 047 087
Zalo:0916942342
Mail:htpcompanylimited@gmail.com
LƯỢT TRUY CẬP
đang online: 4
online hôm nay: 95
tổng số truy cập: 225716

nội dung tin tức
Tại sao cáp quang biển liên tục đứt? ngày cập nhật:2014-09-24

Với tuyến cáp quang biển AAG, phải thừa nhận trong quá trình xây dựng nhà thiết kế kỹ thuật đã làm chưa chuẩn, nên tần suất đứt mới khá dày đặc như hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Khoa - Ảnh: Việt Anh

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Khoa - tổng giám đốc FPT Telecom, một trong bốn nhà mạng Việt Nam (Viettel, FPT, VNPT, SPT) cùng khai thác tuyến cáp AAG.

Trao đổi về việc tuyến cáp quang AAG liên tục xảy ra sự cố, ông Khoa cho biết: "Cách đây hai năm, tuyến cáp quang AAG liên tục đứt giữa đoạn giáp ranh của Malaysia và Singapore vì tuyến cáp này đi qua vùng biển gọi là vùng biển chồng lấn giữa hai nước.Ở đoạn chồng lấn này tàu thuyền giữa hai quốc gia qua lại mua bán trao đổi hàng hóa thường xuyên, trong đó rất nhiều tàu bè thả neo đậu hoặc khi di chuyển quên kéo neo lên. Hậu quả là những chiếc neo này khi di chuyển vô tình mắc vào sợi cáp làm đứt".

* AAG quan trọng như thế nào trong kết nối viễn thông của Việt Nam?

- Việt Nam hiện có tổng cộng bốn tuyến cáp quang biển, trong đó tuyến AAG có dung lượng lớn nhất và được đầu tư gần đây nhất, còn các tuyến khác (SE-ME-WE-3, TVH) đều đã có tuổi đời từ 10-15 năm và dung lượng thấp. Tuyến cáp IA tuy mới được xây dựng nhưng dung lượng cũng không bằng AAG.

Vì vậy mỗi lần AAG xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ Internet chung của Việt Nam. Người dùng sẽ thấy tốc độ truy cập bị chậm rõ rệt. Có thể ví AAG giống như quốc lộ 1 của chúng ta hiện nay, chỉ cần một sự cố cũng có thể khiến giao thông Bắc - Nam bị ảnh hưởng không nhỏ.

Mặt khác, Việt Nam chỉ mới tham gia thị trường viễn thông vài năm gần đây nên chúng ta chỉ mới có bốn tuyến cáp quang biển kết nối liên lạc với thế giới. Trong khi đó, những nơi đã phát triển lâu năm như Hong Kong, Nhật Bản...đều đã có số lượng tuyến cáp nhiều gấp vài lần.

Vì vậy, khi đứt một tuyến cáp với họ không bị ảnh hưởng gì, còn với Việt Nam do vẫn chưa phát triển được thêm nhiều tuyến cáp và vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tuyến AAG nên bị ảnh hưởng lớn là điều dễ hiểu.

* Có người cho rằng đây là tuyến cáp giá rẻ, đầu tư chi phí thấp, chất lượng không cao nên thường xuyên bị sự cố?

- Việc đầu tư cáp quang biển là cực kỳ tốn kém và rất phức tạp, không có chuyện giá rẻ. Mỗi tuyến cáp là kết quả liên minh nhiều nhà mạng của nhiều quốc gia.

Khi xây dựng một tuyến cáp quang biển, toàn bộ tuyến cáp chính phải nằm trong hải phận quốc tế. Khi đến hải phận của nước nào thì nước đó sẽ có quyền tạo một nhánh rẽ để kết nối vào địa phận của mình.

Việc thi công vô cùng phức tạp nên tuyệt nhiên không có chuyện các nhà mạng đưa một sợi cáp chất lượng kém xuống đáy biển để rồi phải tốn thêm rất nhiều tiền cho việc khắc phục sự cố.

* Mặc dù các nhà mạng Việt Nam đều có phương án dự phòng mỗi khi AAG xảy ra sự cố nhưng tốc độ truy cập Internet của người dùng Việt Nam vẫn bị giảm sút nghiêm trọng. Tình trạng này sẽ còn kéo dài?

- FPT Telecom và có lẽ là tất cả các nhà mạng đều không bao giờ muốn những sự cố như thế này xảy ra liên tục.

Riêng FPT Telecom, hiện chúng tôi đang tiến hành khá nhiều phương án đầu tư khác để giảm thiểu sự phụ thuộc vào cáp AAG.

Tuy nhiên việc xây dựng một tuyến cáp mới không hề dễ dàng. Thứ nhất, thời gian trung bình sẽ mất từ 3-5 năm. Thứ hai, tuyến cáp quang biển sẽ phải đi qua hải phận của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tạo nên sự phức tạp trong việc triển khai xây dựng.

Hiện FPT đang tham gia dự án tuyến cáp APG (Asia Pacific Gateway) cùng với hai nhà mạng Việt Nam khác là Viettel và VNPT. Theo lịch, đáng lẽ tuyến cáp này được đưa vào vận hành vào cuối năm 2014, nhưng sau đó lại bị trì hoãn sang đến năm 2016 mới đưa vào hoạt động.

Theo Tuổi Trẻ

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ HÀ THỊNH PHÁT
Copyright © 2018 hathinhphat.com
Design By Mr.Nhan nhanit3004@gmail.com