Các Loại Hoá Chất
Hóa chất công nghiệp
Hóa chất nông nghiệp
Hóa chất ngành xi mạ
Hóa chất cơ bản
Hóa chất ngành cao su
Hóa chất ngành dệt nhuộm
Hóa chất ngành giấy, bao bì
Hóa chất ngành thủy tinh, gạch
Hóa ngành sản xuất chất giặt tẩy
Hóa chất ngành SX thức ăn gia súc
Hóa chất dung môi
Hóa chất ngành thủy sản
Phân bón
Hóa chất xử lý nước
HỔ TRỢ ONLINE
Mr.Thịnh:0916 942 342
Mr.Tuấn:0935 047 087
Zalo:0916942342
Mail:htpcompanylimited@gmail.com
LƯỢT TRUY CẬP
đang online: 23
online hôm nay: 275
tổng số truy cập: 234758

nội dung tin tức
Mua bán Hóa chất cấm tồn dư trong thịt gia súc, gia cầm ngày cập nhật:2014-09-24

Mua bán hoá chất Tháng 6 vừa qua, Chi cục Thú y TP.HCM đã công bố một báo cáo, nghiên cứu trên 334 mẫu thịt gia súc, gia cầm cho thấy 15,57% số mẫu dương tính với hóa chất bị cấm trên toàn thế giới từ 1996 (riêng VN cấm từ 2002) Clenbuterol.



Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã vào cuộc và thấy rằng: Thịt gia súc, gia cầm còn tồn dư hóa chất bị cấm không chỉ có ở TP.HCM. Các thuốc tăng trọng gia súc bất hợp pháp đang trôi nổi trên thị trường, gây hại không chỉ cho thế hệ hôm nay.

 


Hóa chất cấm tồn dư trong thịt gia súc, gia cầm
Ăn thịt cũng có hại?

Tại Hội thảo vừa được Báo Khoa học và đời sống tổ chức sáng qua, 6-7 có chủ đề “Thịt lợn tăng trọng và những nguy cơ”, Phó Cục trưởng Cục Thú Y Đậu Ngọc Hào tỏ ra không bất ngờ.

“Clenbuterol là một chất được sử dụng trong chăn nuôi làm kích thích tăng trưởng, giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ nạc, giảm quá trình tích mỡ, giúp sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Nhưng những chất này đã bị cấm vì những tác dụng phụ có thể gây hại cho người sử dụng: rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, liệt cơ, run cơ, phù nề, thậm chí dẫn đến ung thư. Chất này đã bị cấm sử dụng tại VN từ 2002, nhưng gần đây vẫn được sử dụng nhiều, thông qua con đường không chính thức”- ông Hào nói.

Theo phó cục trưởng Hào, Clenbuterol vẫn còn không nguy hại bằng một số thuốc kích thích tăng trưởng không rõ nguồn gốc, thành phần... “Tôi đang lo những thuốc như Bảy vị thúc béo vương, 21 vị, kích vị, Bạch Nhật Vị, Tăng gia Phức Đại... , không ai biết họ đổ gì vào đó, bởi máy móc đâu mà kiểm tra. Phải tiêu hủy ngay khi phát hiện những thuốc cấm này trên thị trường và rút giấy phép kinh doanh, thậm chí phạt nặng như với người buôn ma túy” - ông Hào nói.

Cùng ý kiến với Phó cục trưởng Hào, thạc sỹ Chu Đình Khu (Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng rất bức xúc trước tình trạng những thuốc tăng trọng, kích béo gia súc bất hợp pháp được sử dụng thoải mái.

Theo ông Khu, cách đây 2 tuần các ông đã có chuyến khảo sát tại các tỉnh phía nam. Tại đây Cục Chăn nuôi phát hiện chủ các trang trại nhỏ sử dụng những gói thuốc không nhãn hiệu, giá 130-200 ngàn đồng/ kg, khi được hỏi thì người chăn nuôi cho biết đó là thuốc chữa ho cho gia súc. Nhưng khi đem xét nghiệm thì các “thuốc chữa ho” này lại dương tính với hóa chất kích thích tăng trưởng bị cấm Clenbuterol.

Tháng 6 vừa qua, ngay sau khi Chi cục Thú y TP.HCM công bố kết quả kiểm tra Clenbuterol trong thịt gia súc, gia cầm, Cục Chăn nuôi cũng đã có yêu cầu 64 tỉnh thành phố kiểm tra các trang trại, điểm kinh doanh thức ăn gia súc... Ngay lập tức đã có 10 tỉnh thành kiểm tra và báo cáo: kiểm tra 27 mẫu, có 1 mẫu dương tính với Clenbuterol. Số tỉnh thành còn lại chưa làm, lý do là... chưa có kinh phí.

Kiểm soát vệ sinh thịt gia súc, gia cầm: Chưa có cơ quan nào?

Thịt gia súc, gia cầm là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng một điều lạ thể hiện sau hội thảo hôm qua là chưa có cơ quan nào được giao và chịu trách nhiệm kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm này. Vệ sinh thịt gia súc gia cầm lưu thông nội địa gần như hoàn toàn bị thả nổi.

Có mặt tại Hội thảo, Trưởng phòng cấp phép và đăng ký (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế) Nguyễn Văn Dũng cho rằng: nếu ăn thịt gia súc gia cầm tồm dư Clenbuterol như liều lượng chúng ta phát hiện được tại VN gần đây (0,12- 2,14 ppb, cao hơn nhiều lần so với mức tồn dư cho phép hồi VN còn cho phép sử dụng chất này trong chăn nuôi) thì chưa gây ngộ độc cấp tính. Nhưng nếu cứ “ăn dài dài” thì tác hại không thể lường được.

Ông Dũng dẫn một ví dụ cụ thể là tại Tây Ban Nha từng có một vụ ngộ độc tập thể, hàng trăm người bệnh nhập viện với biểu hiện nôn, nhức đầu, đau ngực...; lý do là họ đã ăn gan bê có tồn dư Clenbuterol hàm lượng cao trên 160 ppb.

Để giải quyết tình trạng này, Phó Cục trưởng Cục Thú Y Đậu Ngọc Hào đề xuất phải giao cho một cơ quan nào đó chịu trách nhiệm cụ thể, ví dụ như Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) chẳng hạn. Nhưng công việc phải là “liên ngành”, phải ngăn chặc thuốc và hormon kích thích tăng trưởng từ đầu nguồn, với sự phối hợp của các lực lượng công an, biên phòng, quản lý thị trường, chính quyền địa phương, phải phạt thật nặng những người kinh doanh.

Theo bà Vũ Thị Huy Hà (Công ty thức ăn chăn nuôi VIC), khảo sát trên thị trường của Công ty này cho thấy có thể mua thuốc kích thích tăng trưởng tại bất kỳ cửa hàng thức ăn chăn nuôi nào. Người dân sẽ trộn thuốc tăng trưởng vào từng bữa ăn của gia súc. “Ở nước ngoài, có một cơ quan kiểm soát chất lượng thịt gia súc, gia cầm mỗi khi xuất xưởng. Nếu có vấn đề gì đó liên quan đến tồn dư thuốc kháng sinh, thuốc tăng trưởng... họ sẽ loại ngay trước khi ra thị trường” - bà Hà nói. Nhưng ở VN, điều này là xa lạ với tất cả chúng ta.

Câu chuyện “báo động tồn dư hóa chất cấm trong thịt gia súc, gia cầm VN” đã được báo chí nói đến nhiều năm 1999. Năm nay, 2006, lại có một “cao trào”.

Công ty hóa chất

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ HÀ THỊNH PHÁT
Copyright © 2018 hathinhphat.com
Design By Mr.Nhan nhanit3004@gmail.com